Phương pháp chống thấm sàn nhà vệ sinh đơn giản và hiệu quả nhất
Phương pháp chống thấm sàn nhà vệ sinh đơn giản và hiệu quả nhất
Chống thấm sàn nhà vệ sinh vô cùng quan trọng để tránh xảy ra những hiện tượng như thấm dột, ẩm mốc và mất mỹ quan. Trong bài viết này, Lạc Hồng Construction sẽ hướng dẫn bạn cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả và đơn giản nhất.
Tầm quan trọng của việc chống thấm sàn nhà vệ sinh
.jpg)
Chống thấm nhà vệ sinh là khâu rất quan trọng quyết định đến tính thẩm mỹ, chất lượng và độ bền của công trình. Đầu tiên, bạn cần quan tâm đến đặc trưng của nhà tắm, nhà vệ sinh là môi trường có độ ẩm cao do thường xuyên tiếp xúc với nước và hóa chất nên nếu không được chống thấm ngay từ đầu thì trong quá trình sử dụng, nhà vệ sinh sẽ nhanh chóng bị thấm nước, nấm mốc và rạn nứt. Tình trạng này nếu xảy ra lâu dài sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy như thấm trần nhà, thấm tường, thấm sàn…dẫn đến toàn bộ kết cấu ngôi nhà đều bị ảnh hưởng và xuống cấp nhanh chóng.
Khắc phục trình trạng thấm dột nhà vệ sinh cũng vô cùng phức tạp vì phải tháo dỡ toàn bộ thiết bị nhà vệ sinh, bồn tắm, bồn rửa, đục nền, đục tường,… gây mất thời gian, công sức và phiền toái. Chính vì vậy, việc thi công chấm thống sàn nhà vệ sinh được đưa lên hàng đầu để đảm bảo độ bền cho công trình và tiết kiệm thời gian, chi phí sửa chữa về sau.
Các phương pháp chống thống thấm nhà tắm, nhà vệ sinh phổ biến hiện nay
Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng
.jpg)
Nguyên lý của cách thi chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng màng khò là làm sạch bề mặt sàn vệ sinh rồi quét lớp lót Primer gốc bitum lên và khò trực tiếp để nhựa bitum lỏng thấm đều vào mặt sàn rồi lăn màng chống thấm. Cuối cùng trát lớp xi măng cát lên để bảo vệ cho lớp màng này được bền lâu.
Ưu điểm:
- Giá thành rẻ và phù hợp với điều kiện của nhiều gia đình
- Thi công nhanh chóng
Nhược điểm:
- Tuổi thọ lớp màng chống thấm ngắn
- Lớp màng chống thấm không liên tục do cần cắt nhỏ ra ở những đoạn nối với các cổ ống thoát sàn, hộp kỹ thuật.
- Bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố như nước, kỹ thuật khò kém dẫn đến phần giáp lai giữa các tấm màng có thể bị hở hoặc bị tách ra
- Lớp màng bitum và lớp bê tông khác chất liệu nên tách nhau, nước từ đường ống bị rò rỉ hoặc nước thấm từ chân tường luồn qua lớp màng sẽ gây thấm khiến lớp màng chống thấm mất tác dụng
- Phụ thuộc vào tay nghề thợ, chất lượng màng và các tác động khác nên rủi ro bị thấm lại rất cao.
Sử dụng sơn chống thấm sàn nhà vệ sinh
.jpg)
Một gợi ý nữa trả lời câu hỏi chống thấm nhà vệ sinh loại nào tốt đó là sử dụng sơn chống thấm Water Seal - dạng ung dịch chống thấm dạng lỏng gốc polymer Silane và Siloxane, tác dụng thẩm thấu vào bê tông giúp bê tông tạo thành Gel bịt kín các vết nứt nhỏ (< 0,2 mm) giúp đặc chắc bê tông, đồng thời chống thấm ngăn nước hiệu quả, đây là cách thi công chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả nhất hiện nay.
Ưu điểm:
- Là phương pháp chống thấm tốt nhất hiện nay.
- Thẩm thấu sâu vào bê tông, vữa và gạch xây nên rất bền và tuổi thọ cao lên tới 15-20 năm.
- Toàn bộ các vị trí hộp kỹ thuật, cổ ống thoát nước sàn, chân tường, sàn vệ sinh được xử lý với vật liệu màng Master Seal co giãn đàn hồi cao chịu được các vết nứt của sàn bê tông từ 1 – 2 mm.
- Chịu được các tác động cơ học tác động khác lên sàn mà không ảnh hưởng lớp chống thấm.
- Bịt kín tất cả các vết nứt nhỏ của sàn vệ sinh, giúp đặc chắc bê tông.
- Lớp chống thấm đồng khối với bê tông vì vậy sẽ không bị tách lớp, lớp chống thấm kín và liên tục.
- Ngăn sự thẩm thấu hay thâm nhập của nước.
Xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng sika latex
.jpg)
Các hóa chất chống thấm như Flintkote, sika,… cũng là lựa chọn phù hợp cho hoạt động xử lý chống thấm sàn nhà vệ sinh triệt để. Đây là vật liệu chống thấm dạng lỏng có khả năng thẩm thấu khá tốt và tạo tinh thể liên kết vững chắc.
Ưu điểm:
- Dễ thực hiện
- Hiệu quả chống thấm thấm sàn nhà vệ sinh tối ưu và bền vững
- Màng chống thấm vĩnh cửu cho công trình và có độ bền cao.
Vật liệu cần sử dụng khi chống thấm nhà vệ sinh bằng sika
Sikatop Seal 107: Vữa chống thấm và bảo vệ đàn hồi
Sikaflex Construction: Chất chám nhét khe đàn hồi
Sikagrout 214-11: Vữa rót không co ngót
Sikatilebond Gp: Keo vữa dán gạch nền nhà
Sika Tile Grout: Vữa trám khe gạch
Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng sika:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công
- Vệ sinh sạch sẽ bề mặt trước khi thi công bằng bàn chải sắt, máy thổi cầm tay hoặc máy hút bụi công nghiệp.
- Làm ẩm bề mặt bằng cách tưới, dùng máy phun nước áp lực hoặc máy phun ẩm rửa bề mặt bê tông bão hòa nước.
Bước 2: Pha trộn vữa chống thấm Sika top Seal 107
- Đổ thành phần A ra một chiếc thùng sạch
- Cho từ từ Thành phần B vữa chống thấm Sika top Seal 107 vào thành phần A theo tỷ lệ 1kg thành phần A : 4Kg thành phần B
- Khuấy đều đến khi hỗn hợp tạo sánh mịn.
Bước 3: Thi công lớp 1
Dùng cọ lăn hoặc chổi quét sơn lăn từ từ hỗn hợp vữa chống thấm vừa trộn ở công đoạn trên tường và sàn nhà vệ sinh với định mức 2kg/m2/lớp. Lưu ý nên thi công từ dưới lên để tiết kiệm vật liệu và có lớp chống thấm mịn đều.
Bước 4: Thi công lớp thứ 2
Lớp thứ hai thi công sau lớp thứ nhất khoảng 3-4 giờ tùy thuộc vào nhiệt độ ngoài trời (thời điểm bề mặt sơn của lớp thứ nhất đã khô nhưng chưa hoàn toàn cứng). Khi quét lớp thứ 2 trên sàn nhà bạn có thể thay chổi quét bằng bay.
Bước 5: Hoàn thiện sản phẩm
Sau khi lớp thứ hai hoàn toàn khô dùng miếng xốp làm để làm sạch và nhẵn bề mặt
Mẹo nhỏ khi thi công chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng sika latex: Sau khi thi công xong nên dùng nilon, bao tải ướt hoặc máy phun ẩm liên tục để tránh hiện tượng vật liệu chống thấm bị khô nhanh. Bởi vật liệu càng lâu khô thì sẽ đảm bảo được chất lượng càng đều và khả năng chống thấm càng tốt.
Hi vọng với những biện pháp thi công chống thấm sàn nhà vệ sinh được Lachongcons gợi ý, bạn đọc đã có cho mình lựa chọn chống thấm tốt nhất cho ngôi nhà của mình. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, thiết kế, xây dựng vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Hotline: 08.9999.8383
Email: lachong.cons.ltd@gmail.com
Website: http://www.lachongcons.vn/
Địa chỉ: 213/21L Nguyễn Gia Trí (D2 cũ), Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tin tức khác
-
Cập nhật ngay 10 ý tưởng trang trí phòng ngủ nhỏ đẹp
-
Sửa nhà có cần xin giấy phép xây dựng không?
-
Cập nhật xu hướng thiết kế nội thất mới nhất 2020 - 2021
-
Nhà 2 tầng dùng móng gì? Cách làm móng nhà 2 tầng
-
08 Điểm mới về Giấy phép xây dựng từ ngày 01/01/2021
-
Phối sơn mặt tiền nhà ống như thế nào sang trọng và hợp xu hướng?
-
Bảo dưỡng bê tông sau khi đổ như thế nào đúng kỹ thuật nhất?
-
Lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở là bao nhiêu?
-
Xây nhà phần thô gồm những gì?
-
Trần thạch cao giật cấp là gì? Những kiểu trần thạch cao đẹp nhất hiện nay