Kinh nghiệm làm móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu
Kinh nghiệm làm móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu
Có rất nhiều khách hàng gửi cho Lạc Hồng Construction yêu cầu tư vấn, trong đó chúng tôi nhận thấy câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc đó là: Muốn xây móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu thì cần làm gì? Chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp để bạn đọc lựa chọn giúp xây ngôi nhà ưng ý cho mình.
Tầm quan trọng của công tác làm móng
.jpg)
Móng là bộ phận có vai trò quan trọng nhất nếu bạn đang định xây nhà cấp 4 trên nền đất yếu, móng nó có tác dụng truyền tải trọng của toàn bộ ngôi nhà xuống nền đất. Ngôi nhà muốn bền vững cần móng tốt, xử lý nền móng là bước quan trọng trong tiến trình xây dựng một căn nhà. Tuy nhiên, không phải khu vực nào địa chất cũng thuận lợi cho việc làm móng. Khi xây dựng một ngôi nhà có địa chất không tốt, trên nền đất yếu như ao, hồ,… thì việc xử lý móng sẽ phức tạp hơn nhiều.
Kinh nghiệm làm móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu
Cách 1: Xây nhà cấp 4 trên nền đất yếu bằng cách thay đổi chiều sâu chôn móng
.jpg)
Thay đổi chiều sâu chôn móng là một trong những cách phổ biến được áp dụng trong làm móng cho nhà cấp 4 trên nền đất yếu. Chiều sâu chôn móng là độ sâu kể từ mặt đất đến hố móng, thay đổi chiều sâu chôn móng nhằm giải quyết lún và khả năng chịu tải của nền.
Tăng chiều sâu chôn móng giúp tăng sức chịu tải của nền đồng thời làm giảm ứng suất gây lún cho móng nên giảm được độ lún của móng. Bên cạnh việc tăng độ sâu chôn móng, có thể đặt móng xuống các tầng đất phía dưới chặt hơn, ổn định hơn. Tuy nhiên việc tăng chiều sâu chôn móng phải cân nhắc giữa 2 yếu tố kinh tế và kỹ thuật.
Cách 2: Xây móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu bằng cách thay đổi hình dạng, kích thước móng
Móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu bạn nên thay đổi kích thước và hình dáng móng nhằm mục đích thay đổi trực tiếp áp lực tác dụng lên mặt nền, bên cạnh đó cũng cải thiện được điều kiện chịu tải cũng như điều kiện biến dạng của nền. Tăng diện tích đáy móng giúp làm giảm áp lực tác dụng lên mặt nền và làm giảm độ lún của công trình. Tuy nhiên, nếu đất có tính nén lún tăng dần theo chiều sâu thì biện pháp này sẽ không hoàn toàn phù hợp.
Cách 3: Xây móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu bằng cách thay đổi loại móng và độ cứng của móng
Bạn hoàn toàn có thể thay đổi loại móng và độ cứng của móng cho phù hợp với điều kiện địa chất công trình, cụ thể: có thể thay móng đơn bằng móng băng, móng băng giao thoa, móng bè hoặc móng hộp. Trong trường hợp sử dụng móng băng mà biến dạng vẫn lớn thì cần tăng thêm khả năng chịu lực cho móng. Độ cứng của móng bản, móng băng càng lớn thì biến dạng bé và độ lún sẽ bé. Có thể sử dụng biện pháp tăng chiều dày móng, tăng cốt thép dọc chịu lực, tăng độ cứng kết cấu bên trên, bố trí các sườn tăng cường khi móng bản có kích thước lớn. Cần chú ý khi thiết kế nhà cấp 4 trên nền đất yếu cần thay đổi loại móng và độ cứng của móng, tham khảo tư vấn của kỹ sư để không làm ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu công trình.
.jpg)
Cách 4: Xây nhà cấp 4 trên nền đất yếu bằng cách dùng cọc tre và cọc tràm
Cọc tre và cọc tràm là giải pháp truyền thống để xử lý nền cho công trình có tải trọng nhỏ trên nền đất yếu. Cọc tràm và tre có chiều dài từ 3 - 6m được đóng để gia cường nền đất với mục đích làm tăng khả năng chịu tải và giảm độ lún. Theo kinh nghiệm, thường 25 cọc tre hoặc cọc tràm được đóng cho 1m2 . Tuy vậy nên dự tính sức chịu tải và độ lún của móng cọc tre hoặc cọc tràm bằng các phương pháp tính toán theo thông lệ. Việc sử dụng cọc tràm trong điều kiện đất nền và tải trọng không hợp lý đòi hỏi phải chống lún bằng cọc tiết diện nhỏ.
Chú ý: Đóng cọc cần được đóng chìm sâu dưới mực nước ngầm nếu đóng trên mực nước ngầm thì cọc sẽ bị mục và không còn tác dụng.
Cách 5: Xây móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu bằng sử dụng loại móng cọc
Xây nhà cấp 4 trên nền đất yếu sử dụng kiểu móng cọc là cách làm đơn giản và được ứng dụng phổ biến. Móng cọc là loại móng được đặt trên các đầu cọc tạo thành các nhóm cọc liên kết với đài và giằng móng tạo thành khối móng vững chắc.Móng cọc được dùng với trường hợp nhà có địa hình phức tạp, nền đất yếu như ao hồ, đất vượt....
Thường khi thiết kế nhà dân sẽ không có kết quả khảo sát địa chất, nên việc tính toán sơ bộ số lượng cọc cho chính xác và không lãng phí là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến yếu tố kinh tế kỹ thuật của chủ đầu tư.
Chú ý: Đối với nhà cấp 4, trường hợp sử dụng móng cọc là khá ít do chi phí ép cọc khá cao cũng như nền kết cấu không cần thiết.
Chúng tôi mong rằng những thông tin tư vấn về xây móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu được gợi ý trên bạn có thể ứng dụng cho ngôi nhà của mình. Bên cạnh đó, bạn có thể theo dõi những bài viết mới nhất của chúng tôi trên Website: lachongcons.vn hoặc Fanpage để có nhiều thông tin hữu ích nhất.
Mọi ý kiến cần tư vấn, giải đáp về xây dựng nhà phố xin vui lòng liên hệ:
Hotline: 08.9999.8383
Email: lachong.cons.ltd@gmail.com
Website: http://www.lachongcons.vn/
Địa chỉ: 213/21L Nguyễn Gia Trí (D2 cũ), Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tin tức khác
-
Cập nhật ngay 10 ý tưởng trang trí phòng ngủ nhỏ đẹp
-
Sửa nhà có cần xin giấy phép xây dựng không?
-
Cập nhật xu hướng thiết kế nội thất mới nhất 2020 - 2021
-
Nhà 2 tầng dùng móng gì? Cách làm móng nhà 2 tầng
-
08 Điểm mới về Giấy phép xây dựng từ ngày 01/01/2021
-
Phối sơn mặt tiền nhà ống như thế nào sang trọng và hợp xu hướng?
-
Bảo dưỡng bê tông sau khi đổ như thế nào đúng kỹ thuật nhất?
-
Lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở là bao nhiêu?
-
Xây nhà phần thô gồm những gì?
-
Trần thạch cao giật cấp là gì? Những kiểu trần thạch cao đẹp nhất hiện nay